Lịch sử Múi giờ

Múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1/12/1847, gọi là múi giờ GMT. Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Ngày 23/8/1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Greenwich. Đến năm 1855, 98% các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2/8/1880 thì giờ này mới được chính thức đưa vào luật.

Đến năm 1929, đa số các nước áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số 0, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây.

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8/8/1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế 2 miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân 2 ngày khác nhau (miền bắc ngày 29/1 trong khi miền nam thì ngày 30/1).

Ngày 1/1/1972, 1 hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UTC+1 được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây.

Hiện nay, Việt Nam dùng múi giờ UTC+7.